Should auld acquaintance be forgot / and never brought to mind? / Should auld acquaintance be forgot / and auld lang syne?
Ce n’est qu’un au revoir mes frères / Ce n’est qu’un au revoir / Oui nous nous reverrons mes frères / Ce n’est qu’un au revoir. Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến / Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn hòng gặp nhau.
Trên là mở đầu bài Auld Lang Syne. Thường trong đêm New Year’s Eve, tại quảng trường Times Square ở Nữu Ước, hằng triệu trái tim người náo nức, hân hoan và cảm động đón nghe . “Này bạn ơi, liệu ta có thể nào quên đi những thân tình cũ, và không bao giờ hồi tưởng lại nữa? Không đâu, bạn nhỉ, thời gian trôi qua (và dẫu cho giữa chúng ta là biển lãng quên sóng gào), nhưng chúng ta hãy cùng nâng ly cho tình thân ái ngày xưa.” Ðại ý lời của bài Auld Lang Syne là như vậy, về sau người ta còn đặt thêm nhiều lời nữa để diễn tả với nhiều ảnh tượng hơn về những tình thân ái của một thời được gọi là “The Old Good Time”.

Auld Lang Syne nguyên gốc là một bài hát rong Tô Cách Lan (Scots Ballad), ca từ được đặt ra khoảng năm 1677. Về sau, thi sĩ Robert Burns của xứ Tô Cách Lan nhuận sắc lại và ông đã gửi một bản cho Bảo Tàng viện Anh quốc với lời ghi chú: “Bài hát sau đây nguyên là một ca khúc xưa chưa bao giờ được in ra dù dưới dạng bản thảo…” Và cứ như thế, bài hát được truyền đi khắp mọi nơi trên thế giới. Theo tập tục của Tô Cách lan, Auld Lang Syne được hát lên trong đêm New Year’s Eve. Ở Bồ Ðào Nha, và ở VN trước 1975, nó được hát lúc chia tay, đặc biệt trong phong trào Hướng Ðạo Sinh. Ở Ðài Loan, sinh viên tốt nghiệp ra trường cùng nâng ly rượu mừng hát Auld Lang Syne, và người ta cũng hát nó lúc cử hành tang lễ. Riêng tại Mỹ, ca khúc Auld Lang Syne từ lâu đã là ca khúc được hát lên trong đêm New Year’s Eve, đêm giao thừa giã từ năm cũ đón mừng năm mới. Ðiều này đã trở thành truyền thống. Khởi đầu là do một nhạc sĩ gốc Tô Cách Lan tên là Guy Lombardo, cho rằng bài ấy hợp với Giao Thừa, là thời điểm để người ta nhìn lại thời gian qua, tìm thời gian đã mất, nên ông soạn lại bài hát và năm 1929 thì có dịp trình tấu trong Ðêm New Year’s Eve tại New York. Từ đó, “Auld lang syne” trở thành “bài ca của đêm New Year’s Eve”, gợi lên trong lòng hàng triệu người tâm trạng buồn vui lẫn lộn.


No comments:
Post a Comment